Trang chủ

Làm đẹp

Thể dục thẩm mỹ

Tư vấn doanh nghiệp

Thời trang

Tôn lợp

Vật liệu xây dựng

Bao bì

Máy phát điện

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Các loại mỡ trong cơ thể

5.0/5 (1 votes)
- 17

Mỡ thừa chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng cơ thể kém săn chắc, mất cân đối và nguy cơ của nhiều bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên, trong cơ thể chúng ta có rất nhiều loại mỡ khác nhau được hình thành ở các vị trí khác nhau. Cần phải phân biệt được các loại mỡ này để có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Các loại mỡ trong cơ thể

Bài viết dưới đây sẽ điểm mặt các loại mỡ chính trong cơ thể, nguyên nhân chúng hình thành mỡ thừa cũng như các biện pháp khắc phục, cùng tham khảo ngay nhé!

1. Đặc điểm của mỡ

Mọi người thường nghĩ mỡ chính là tác nhân gây nên tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng, bởi vì trong cơ thể chúng ta có rất nhiều loại mỡ khác nhau, với vai trò cả tốt lẫn xấu cho cơ thể.

Theo đó, mỡ có vai trò là tấm đệm dưới da có tác dụng bảo vệ các mô cũng như các cơ quan bên trong và cách nhiệt, ngoài ra nó còn cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu lượng mỡ không được kiểm soát ở mức thích hợp, gây nên tình trạng mỡ thừa tích tụ thì sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng, thẩm mỹ cũng như là sức khỏe của bạn.


1.1 Cấu tạo của mỡ

Cấu tạo của mỡ gồm 1 phân tử glicerol liên kết với 3 axit béo nằm trong tế bào mỡ. Tế bào mỡ là những tế bào chứa một hoặc nhiều hạt mỡ nhỏ bên trong.

Một tế bào mỡ có thể tăng lớn lên gấp 20 lần kích thước ban đầu. Việc tế bào mỡ tăng kích thước lý giải tại sao một người có trọng lượng 50-70kg nhưng khi “phát phì” có thể lên tới hơn 100kg.

1.2 Cách hình thành mỡ trong cơ thể

Các tế bào mỡ đã sớm được hình thành ở thai nhi đang phát triển trong thai kỳ thứ ba. Và các tế bào mỡ thường không tạo ra thêm sau tuổi dậy thì. Sau giai đoạn này mỡ trong cơ thể hình thành chủ yếu qua đường ăn uống.

Theo đó, chất béo (Lipid) có trong thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày, qua quá trình tiêu hóa, Lipid được chuyển hóa thành axit béo và glycerol. Sau đó, chúng được hấp thụ vào niêm mạc ruột và được giải phóng vào hệ bạch huyết dưới dạng các hạt li ti.

Những hạt mỡ li ti nhanh chóng đi khắp cơ thể và bị các tế bào lưu giữ tại các mô mỡ, đặc biệt là xung quanh thắt lưng, bụng, đùi. Các vùng mỡ này có nhiệm vụ dự trữ năng lượng, nuôi cơ bắp và tạo vùng đệm cơ học.

Tuy nhiên, khi lượng mỡ được tích tụ quá nhiều, nó lại trở thành kẻ thù của cơ thể. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất béo, lượng mỡ được lưu trữ ngày càng nhiều thì lúc này mỡ thừa sẽ được hình thành.

2. Các loại mỡ trong cơ thể và vị trí hình thành

Dựa vào phân loại, trong cơ thể có nhiều loại mỡ khác nhau, trong đó có 6 loại mỡ chính gồm: Mỡ nâu, mỡ trắng, mỡ nội tạng, mỡ dưới da, mỡ cứng, mỡ mềm sẽ tập trung vào các vị trí khác nhau của cơ thể.

Các loại mỡ trong cơ thể có thể phân thành 3 loại như sau:

  • Dựa theo chức năng được chia thành mỡ nâu và mỡ trắng
  • Dựa theo cấu trúc được chia thành mỡ dưới da và mỡ nội tạng
  • Dựa vào kết cấu được chia thành mỡ cứng, mỡ mềm

2.1 Các loại mỡ trong cơ thể

a) Mỡ nâu

Mỡ nâu gồm những giọt nhỏ chất béo và một số lượng lớn ty thể chứa sắt cùng với rất nhiều mạch máu nên mỡ có màu nâu. Thực chất, mỡ nâu là một dạng chất béo tốt, nó giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa để sinh ra năng lượng, hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.  

Trẻ em thường có rất nhiều loại mỡ nâu này, nhưng người lớn thì lại có rất ít và chỉ tập trung xung quanh vai và vùng ngực và mỡ nâu thường xuất hiện ở người gầy nhiều hơn người béo.

b) Mỡ trắng

Ngược lại với mỡ nâu, mỡ trắng chiếm tỉ lệ vượt trội trong tổng khối lượng mỡ cơ thể từ 93-97%.

Đối với người bình thường, mỡ trắng có chức năng dự trữ calo trong cơ thể và tham gia quá trình tạo hormone adiponectin có tác dụng làm cho cơ thể tương tác tốt hơn với hoocmon insulin, khiến nguy cơ tiểu đường và mắc các bệnh về tim mạch giảm xuống.

Còn đối với những người mắc bệnh béo phì thì mỡ trắng là kẻ thù số một cần phải tiêu diệt. Khi thừa cân, đặc biệt là mỡ dư thừa ở vùng bụng, eo, mỡ trắng dễ tích tụ trong nội tạng làm phá vỡ cân bằng hoạt động của các cơ quan dẫn đến chức năng hấp thụ insulin kém và một số rối loạn trao đổi chất khác gây nên bệnh tiểu đường và tim mạch.

c) Mỡ dưới da

Đây là phần mỡ nằm ở mô cơ ngay sau phía dưới lớp biểu bì da. Mỡ dưới da là sự kết hợp của mỡ trắng, mỡ nâu có vai trò tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu  mỡ dưới da chứa quá nhiều mỡ trắng sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân và các vấn đề sức khỏe đi kèm.

d) Mỡ nội tạng

Đây là loại mỡ vô cùng nguy hiểm và người có mỡ nội tạng cần phải loại bỏ ngay. Mỡ nội tạng là mỡ trắng nằm sâu trong khoang bụng, loại mỡ này có thể bao quanh hoặc nằm len lỏi trong các cơ quan nội tạng.

Mỡ nội tạng gây rắc rối cho sức khỏe của bạn, như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ…

e) Mỡ mềm

Mỡ mềm là loại mỡ phổ biến nhất trên cơ thể và thường tập trung nhiều nhất ở vùng bụng và vùng cánh tay. Chúng ta có thể nhận biết mỡ mềm bằng cách sờ vào cảm nhận được độ lỏng lẽo và nhão. Tuy nhiên loại mỡ mềm này có thể dễ dàng “xử lý” chúng.

f) Mỡ cứng

Mỡ cứng là loại mỡ gặp do vấn đề tuổi tác. Đây là loại mỡ sản sinh do tình trạng các tế bào mỡ bị “mắc kẹt” dưới lớp da. Loại mỡ này rất khó để xử lý và đòi hỏi những giải pháp lâu dài để cải thiện.

2.2 Các vị trí mỡ thừa trên cơ thể

Mỡ thừa trên cơ thể thường hình thành và tập trung vào các vị trí như:

a) Bụng

Mỡ bụng có thể là lớp mỡ dưới da hoặc là lớp mỡ nội tạng. Nhưng đa số tình trạng bị béo bụng là do lớp mỡ nằm dưới da bụng gây ra, tuy không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của bạn, nhưng tình trạng béo bụng lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến vóc dáng.

Nguyên nhân bụng sinh ra mỡ thừa nhiều là do tính chất công việc bận rộn làm chúng ta ít vận động, ngồi nhiều. Đối tượng thường bị béo bụng là phụ nữ sau sinh, dân văn phòng, tiếp đó là đối tượng nam nữ thường xuyên dùng rượu bia và người nội trợ, phụ nữ trung niên…

b) Đùi, mông

Mông và đùi cũng là những vị trí dễ tích tụ mỡ thừa nhiều, gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ và thẩm mỹ. Mỡ thừa vùng đùi và mông phổ biến ở phụ nữ sau sinh, các chị em làm việc trong văn phòng và phụ nữ trung niên.

Vùng đùi là một trong những khu vực khó giảm mỡ nhất trên cơ thể. Nguyên nhân gây nên tình trạng mỡ thừa ở vùng đùi và mông đó chính là việc thừa cân. Đặc biệt là những bạn có tạng người quả lê, mỡ thừa sẽ tích trữ chủ yếu ở phần thân dưới khi bạn thừa cân.Ngoài ra còn do quá trình lão hóa, theo tuổi tác lượng calo đốt cháy ngày càng ít đi.

c) Bắp tay, bắp chân

Nói đến việc tích tụ mỡ thừa trên cơ thể thì không thể không nhắc đến vị trí bắp tay, bắp chân. Nguyên nhân bắp tay, bắp chân ngày càng tích tụ nhiều mỡ thừa đó chính là do do tăng cân. Chất béo tích lũy ở cánh tay do trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhiều và đột ngột. Còn đối với bắp chân do lười vận động, năng lượng trong cơ thể không được đốt cháy và chuyển hóa kịp thời, dẫn đến mỡ thừa tích tụ nhiều trên cơ thể và tích tụ nhiều ở bắp chân.

2.3 Tác hại của mỡ thừa

Mỡ thừa không những khiến cho thân hình của bạn trở nên xuề xòa, mất cân đối mà nó còn là “kẻ thù” của sức khỏe.

a) Mỡ thừa gây mất thẩm mỹ cho cơ thể

Mỡ thừa là nguyên nhân hàng đầu khiến cho thân hình bạn trở nên nặng nề, xuề xòa. Ngoài ra nó cũng là nguyên nhân khiến da bị rạn, giảm khả năng đàn hồi do các sợi collagen và elastin bị kéo căng tối đa gây đứt gãy. Việc thân hình mất cân đối khiến nhiều người thiếu tự tin về ngoại hình. Không tự tin mặc những trang phục yêu thích.

b) Mỡ thừa ảnh hưởng đến xương khớp

Thừa cân, béo phì gây áp lực rất lớn đến hệ xương khớp gây nguy cơ thoái hóa khớp, đau xương khớp ảnh hưởng đến việc vận động và đi lại. Bệnh càng tăng khi cân nặng càng tăng.

c) Mỡ thừa là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nội khoa nguy hiểm

Ngoài việc khiến ngoại hình không đẹp, vận động khó khăn, mỡ thừa còn khiến nguye cơ mắc bệnh nội khoa như: Xơ cứng mạch thần kinh, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, bệnh gout, …

Mỡ thừa có nhiều cách khắc phục bằng nhiều biện pháp như: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đặc biệt là thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao đúng cách. Tùy vào từng vị trí hình thành mỡ thừa khác nhau sẽ có những động tác tác động lên chúng giúp khắc phục một cách hiệu quả.

3. Dịch vụ giảm cân cùng HLV Bodyfit

Bạn đang muốn tập gym giảm cân nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không có nhiều thời gian luyện tập? Bạn tự mình luyện tập không hiệu quả cần nhận được sự hướng dẫn?

Nếu bạn đang gặp phải những tình trạng này thì hãy sử dụng ngay dịch vụ giảm cùng huấn luyện viên tại Bodyfit.  

Bodyfi cung cấp dịch vụ tập gym giảm cân với đội ngũ PT gym giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao có thể dễ dàng giúp khách hàng đạt được mục tiêu mong muốn trong thời gian sớm nhất có thể mà không cần tốn thời gian di chuyển đến trung tâm.


a) Quy trình sử dụng dịch vụ giảm cân tại Bodyfit

  • Tư vấn mục tiêu giảm cân mà bạn có thể đạt được phù hợp với thể trạng của mình.
  • Tư vấn tâm lý trước quá trình giảm cân.
  • Thiết kế bài tập phù hợp với mục tiêu giảm cân, phù hợp với sức khỏe, thể trạng.
  • Thiết kế chế độ dinh dưỡng riêng dành cho mỗi khách hàng.
  • Được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc liên quan đến chế độ giảm cân.

b) Lợi ích khi sử dụng dịch vụ giảm cân tại Bodyfit

  • Sử dụng dịch vụ HLV một kèm 1 mang lại hiệu quả cao khi tập luyện
  • HLV sẽ giúp bạn ổn định tâm lý và động viên bạn thường xuyên trong các buổi tập.
  • Giúp hạn chế tối đa những chấn thương ngoài ý muốn khi tập sai tư thế, sai cách.
  • Giúp bạn nhanh chóng có được thân hình đẹp như mong muốn.
  • Cam kết hiệu quả 100% nếu thực hiện đúng với chế độ mà HLV đưa ra.

Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, đặt lịch tập luyện tập cùng huấn luyện viên gym vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 0937 870 870 - 0852 53 53 53.

>> Các bạn xem thêm cách giảm cân tại nhà trong vòng 1 tuần